AN VUI ⦁ 15/01/2018
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2014/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2014/NĐ-CPngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định này không áp dụng đối với xe ô tô thuộc các cơ quan, tổ chức gồm: các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương; các đơn vị cứu hỏa, cứu thương.”
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:
“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
3. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Vận tải hàng hóa nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng xe ô tô có khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông từ 01 tấn trở lên được cấp phù hiệu để vận chuyển hàng hóa do đơn vị sản xuất, tiêu thụ, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
4. Sửa đổi khoản 6 Điều 3 như sau:
“6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ trở lên được cấp phù hiệu để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại.”
5. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 4 như sau:
”b) Xây dựng và công bố biểu đồ chạy xe theo tuyến; công bố đăng ký khai thác thành công; tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến theo quy định;”
6. Sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Giãn cách thời gian tối đa giữa các chuyến xe liền kề là 30 phút đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 60 phút đối với các tuyến khác; thời gian hoạt động tối thiểu của tuyến không dưới 12 giờ trong một ngày. Riêng các tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không hoạt động theo lịch trình phù hợp với thời gian hoạt động của cảng hàng không. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giãn cách thời gian giữa các chuyến xe liền kề và thời gian hoạt động của tuyến xe buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân đối với các tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tại các đô thị loại III đến loại IV và các tuyến xe buýt phục vụ học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên.”
7. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 6 như sau:
“2. Xe có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe, từ 18 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút hộp đèn phải được bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
3. Xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tính tiền và trả cho hành khách.”
8. Sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 như sau:
“1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định (không theo lịch trình, hành trình do đơn vị kinh doanh vận tải ấn định trước) thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và người thuê vận tải.
2. Khi thực hiện vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo bản chính hợp đồng vận chuyển (nếu là bản giấy) hoặc truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng điện tử trên phần mềm ứng dụng của đơn vị kinh doanh vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải (trừ xe phục vụ đám tang, đám cưới).
3. Xe ô tô có số người được phép chở từ 10 chỗ trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã được thể hiện trong hợp đồng vận chuyển bao gồm: điểm khởi hành, tuyến đường, điểm kết thúc hành trình và các điểm đón, trả khách trên cả hai chiều; số lượng khách; thời gian thực hiện hợp đồng (bắt đầu, kết thúc) bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email) hoặc qua phần mềm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Riêng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng đưa đón học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm theo hành trình cố định, thực hiện thông báo một lần trước khi thực hiện hợp đồng hoặc khi có sự thay đổi về tuyến đường, thời gian vận chuyển và các điểm dừng, đỗ của xe ô tô.”
9. Sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 như sau:
“1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành.
2. Khi thực hiện vận tải khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch) hoặc truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng điện tử trên phần mềm ứng dụng của đơn vị kinh doanh vận tải; chương trình du lịch và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải.
3. Xe ô tô có số người được phép chở từ 10 chỗ trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã được thể hiện trong hợp đồng vận chuyển bao gồm: điểm khởi hành, tuyến đường, điểm kết thúc hành trình và các điểm đón, trả khách trên cả hai chiều; số lượng khách; thời gian thực hiện hợp đồng (bắt đầu, kết thúc) bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email) hoặc qua phần mềm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.”
10. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau:
“1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
b) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.”
11. Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 11 như sau:
“c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin, phía sau mỗi ghế ngồi phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;”
12. Bổ sung điểm e khoản 4 Điều 11 như sau:
“e) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 đối với xe ô tô vận chuyển người nội bộ, xe vận chuyển hàng hóa nội bộ.”
13. Bổ sung điểm d khoản 2 Điều 13 như sau:
“d) Không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi.”
14. Sửa đổi khoản 3, khoản 4 Điều 13 như sau:
“3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên; đối với người có chuyên môn thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và có tối thiểu 01 năm làm việc trong lĩnh vực vận tải đường bộ.”
15. Bổ sung điểm đ, điểm e khoản 6 Điều 13 như sau:
“đ) Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có số người được phép chở trên 30 chỗ để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.
e) Đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế ngoài việc phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn phải thực hiện các quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ mà Việt Nam là một Bên ký kết.”
16. Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 14 như sau:
“e) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 đối với xe vận tải người nội bộ, xe vận tải hàng hóa nội bộ, xe trung chuyển.”
17. Bổ sung khoản 4 Điều 14 như sau:
“4. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình.”
18. Sửa đổi khoản 4 Điều 15 như sau:
Phương án 1:
“4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe chạy tuyến cố định tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: từ 05 xe trở lên.”
Phương án 2:
“4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe vận tải hành khách tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: từ 05 xe trở lên.”
19. Bổ sung khoản 5 Điều 15 như sau:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã được tham gia khai thác tuyến cố định sau khi đăng ký khai thác thành công hoặc được lựa chọn khai thác tuyến theo quy định.”
20. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 như sau:
Phương án 1:
“4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng xe buýttối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.”
Phương án 2:
“4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng xe vận tải hành khách tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.”
21. Sửa đổi khoản 3 Điều 17 như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên như hiện tại (3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.)
Phương án 2:
“3. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm tính từ ngày sản xuất.”
22. Sửa đổi khoản 6 Điều 17 như sau:
“6. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe thông qua bộ đàm hoặc phần mềm điều hành.
Trường hợp điều hành bằng bộ đàm phải đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị. Trường hợp điều hành thông qua phần mềm điều hành xe taxi thì phải đăng ký phần mềm với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”
23. Sửa đổi khoản 4 Điều 18 như sau:
Phương án 1:
“4. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe hợp đồng, du lịch tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.”
Phương án 2:
“4. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe vận tải hành khách tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.”
24. Sửa đổi khoản 5 Điều 18 như sau:
“5. Xe ô tô vận tải khách du lịch, hợp đồng phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng lạnh chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe, bảng hướng dẫn an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại Điểm a Khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, thùng đựng rác.
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại Điểm b Khoản này còn phải trang bị thêm micro, ti vi, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có trang thiết bị hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.”
25. Sửa đổi khoản 2 Điều 19 như sau:
Phương án 1:
“2. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hoá trên hành trình có cự ly từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe vận tải hàng hóa tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.”
Phương án 2:
“2. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hoá trên hành trình có cự ly từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe vận tải hàng hóa và hành khách tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: từ 10 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.”
26. Sửa đổi tên Chương IV như sau:
“QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ”
27. Sửa đổi Điều 21 như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ );
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn, bị mất hoặc bị hư hỏng bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó (áp dụng đối với trường hợp cấp lại do hết hạn hoặc hư hỏng).”
28. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 22 như sau:
“b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 như sau:
“2. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh 01 tháng khi vi phạm một trong các nội dung sau:
a) Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục, bình quân có từ 20% trở lên số phương tiện bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải;
b) Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục, bình quân có từ 20% trở lên số xe ô tô kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về chở quá tải trọng quy định hoặc trên 20% số xe kinh doanh vận tải bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện kỹ thuật của xe;
c) Trong thời gian hoạt động 03 tháng liên tục, bình quân có từ 10% trở lên số lái xe kinh doanh vận tải của đơn vị bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm phải tước Giấy phép lái xe có thời hạn.
d) Trong thời gian hoạt động 01 tháng có trên 10% số lượng xe hoạt động mà người lái xe vi phạm pháp luật gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
đ) Vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
e) Trong thời gian hoạt động 01 thá